Top các trường đại học ở Mỹ có chi phí thấp dành cho các sinh viên quốc tế
Related Posts
University of New Orleans
Được thành lập vào năm 1958, Đại học New Orleans (UNO) đã trao bằng cho sinh viên đến từ 130 quốc gia khác nhau trong 60 năm qua. Trường có trụ sở tại Louisiana, Hoa Kỳ, tổ chức giáo dục này luôn nỗ lực để tạo điều kiện tốt nhất để tất cả học sinh có thể học tập và bằng chứng là 77% sinh viên của trường nhận được các loại hỗ trợ tài chính cần thiết. UNO trao tặng hơn 41 triệu đô la Mỹ tiền học bổng mỗi năm.
Giới thiệu chung về trường:
– Campus trường có diện tích 195 acre tại khu dân cư thuộc loại lâu năm nhất của thành phố với rất nhiều di sản văn hóa.
– Trường là thành viên của University of Louisiana System và Urban 13 association.
– Tổng số sinh viên: 8.423 người (Undergraduate Programs: 34; Graduate Programs: 40).
– Sỹ số trung bình mỗi lớp: 27 người
– Trường có 12 trung tâm nghiên cứu và 130 tổ chức sinh viên.
– Đã có hơn 70.000 sinh viên tốt nghiệp từ trường, hơn phân nửa những người này làm việc tại greater New Orleans metropolitan area.
– Trường thu hút sinh viên từ khắp nước Mỹ và tới từ 100 nước khác.
– Trường nằm tại khu bờ biển Lake Pontchartrain, chỉ cách French Quarter 15’ đi xe.
– 80% giảng viên của trường có bằng tiến sỹ hoặc bằng cấp cao nhất trong lĩnh vực giảng dạy của họ.
Sinh viên nên cảm thấy tự tin rằng với tấm bằng của họ, họ sẽ luôn sẵn sàng làm việc vì 90% sinh viên UNO tìm được việc làm trong vòng hai năm sau khi tốt nghiệp. Tổ chức giáo dục này cũng xếp hạng nhất tại bang Louisiana về mức lương cao nhất cho sinh viên mới tốt nghiệp.
Với 8 trường thành viên, UNO có một loạt chương trình cấp bằng khác nhau, từ đào tạo chuyên môn như Khách sạn và Du lịch và các ngành khác cho đến các bằng cấp có tính trí tuệ cao hơn như Nhân chủng học hoặc Mỹ thuật. UNO có tất cả. Chất lượng giảng dạy cao ở tất cả các khoa vì hơn 80% cán bộ giảng dạy và nghiên cứu toàn thời gian tại UNO có bằng tiến sĩ hoặc bằng cấp cao nhất trong lĩnh vực chuyên môn của họ.
Sinh viên có thể tin tưởng rằng họ sẽ tận hưởng cuộc sống bên cạnh việc học tập trong thời gian ở New Orleans. Theo Viện đất đai đô thị và Tạp chí Time, New Orleans được xếp ở vị trí thứ năm trong danh sách 25 thành phố thế hệ Millennials đang hướng đến (25 Cities Where Millennials Are Moving). Thành phố này cũng được xếp ở vị trí thứ 4 trong danh sách những thành phố thú vị nhất ở Mỹ theo tạp chí Forbes.
Trường có các trang thiết bị tuyệt vời dành cho sinh viên, có nghĩa là sinh viên quốc tế có thể biến UNO thành một nơi ấm cúng như ở nhà. Từ phòng xông hơi khô và phòng gym trong Trung tâm giải trí và thể dục thể hình, đến các nơi tụ tập của sinh viên như The Cove, có rất nhiều điều sinh viên có thể làm ở đây ngoài việc học.
Học bổng & Quỹ hỗ trợ:
Đây là năm thứ sáu liên tiếp Đại học New Orleans nằm trong số các trường đại học có sinh viên tốt nghiệp với số tiền nợ học phí ít nhất do trường có mức học phí phải chăng. UNO hỗ trợ những người có nhu cầu tài chính bằng cách trao cho họ các khoản trợ cấp và học bổng cho thành tích học tập của họ và các công việc khác.
Hầu hết các học bổng được trao dựa trên thành tích của sinh viên. Học bổng bổ sung có thể được cung cấp qua một cuộc phỏng vấn Skype, và sinh viên đủ điều kiện nhập học sẽ được thông báo.
Sinh viên quốc tế được xem xét trao tất cả học bổng đầu vào bậc đại học, toàn thời gian.
Để tìm hiểu thêm thông tin về trường, điều kiện và thủ tục nhập học cũng như tận hưởng những ưu đãi như miễn lệ phí ghi danh danh cho sinh viên quốc tế, đăng kí tại đây để được hỗ trợ trực tiếp bởi chuyên viên tư vấn.
Chuyện làm thêm của du học sinh – phần 1
Sẵn sàng du học – Du học có nên đi làm thêm? Làm những công việc gì để không ảnh hưởng đến học tập? Lương làm thêm có cao không ? Làm sao để du học sinh không bị bóc lột sức lao động? … Rất rất nhiều câu hỏi thắc mắc của sinh viên du học tại các nước. Vì vậy Tesol đưa ra bài viết cho các bạn du học tham khảo.
Chuyện làm thêm!
Du học sinh luôn quan tâm đến vấn đề đi làm thêm,nhưng để đi làm thêm đúng cách và hiệu quả thì không phải bạn nào cũng biết nhất là thời gian đầu. Các bậc Phụ huynh cũng rất lo lắng về vấn đề này, nhất là khi có các bài báo lên án nạn bóc lột du học sinh ngày càng nhiều. Đa số các bạn du học sinh tìm đến việc làm thêm để trang trải sinh hoạt phí, nhưng không ít bạn “ mếu mặt” vì gặp phải những tình huống rất “ oái ăm”. Hôm nay, Team gỡ rối du học sẽ chia sẻ các góc “ rối “, góc khuất khi đi làm thêm và đưa ra bài toán làm thêm thông minh cho các bạn
- Thời gian cho phép du học sinh làm thêm tại các nước.
Chúng mình sẽ điểm qua về quy định làm thêm ở một số nước để các bạn tham khảo:
Tại Anh, bạn phải có visa bậc 4 để được phép đi làm thêm, thời gian tối đa 10 – 20h/tuần.
Tại Mỹ, bạn chỉ được làm thêm trong khuôn viên trường nếu có visa F1, muốn làm thêm ngoài trường bạn phải có giấy phép của Sở di trú.
Tại Canada, bạn không bị giới hạn thời gian làm thêm nếu làm trong khuôn viên trường, nếu làm ngoài trường bạn được cho phép tối đa 20 tiếng/tuần.
Tại Úc, bạn được phép làm thêm tối đa 40 tiếng/2 tuần và được nhận quyền lợi bình đẳng như những người lao động Úc.
- học sinh có thể làm thêm những công việc gì?
Hiện nay du học sinh Việt khi đi du học đa phần đều mong muốn có công việc làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt cũng như trả thêm một phần học phí phụ giúp gia đình. Tại các nước mà du họ sinh du học như Anh, Úc, Mỹ, Canadathì cơ hội việc làm cũng đa dạng và nước lương trả cũng ổn định tùy thuộc theo kinh nghiệm làm việc và khả năng ngoại ngữ cũng quyết định số tiền lương của các bạn. Nếu như ở Anh số tiền lương khoảng 8-9 Bảng/h, ở Úc khoảng 8-12 AUD/h…Theo khảo sát thì các bạn du học sinh thường chọn những loại công việc sau để làm:
- Dạy thêm: bạn có thể tìm đến những gia đình Việt kiều để dạy tiếng Việt cho con của họ, thu nhập một khoản cũng kha khá đấy nhé. Công việc này cũng không quá khó khi bạn hướng dẫn cho các em nhỏ học các bộ môn ở trường.
+ Thuận lợi : công việc không quá vất vả, thu nhập cao.
+ Khó khăn : không chủ động được thời gian, phải có tính kiên nhẫn.