
Related Posts
Chuyện làm thêm của du học sinh – phần 1
Sẵn sàng du học – Du học có nên đi làm thêm? Làm những công việc gì để không ảnh hưởng đến học tập? Lương làm thêm có cao không ? Làm sao để du học sinh không bị bóc lột sức lao động? … Rất rất nhiều câu hỏi thắc mắc của sinh viên du học tại các nước. Vì vậy Tesol đưa ra bài viết cho các bạn du học tham khảo.
Chuyện làm thêm!
Du học sinh luôn quan tâm đến vấn đề đi làm thêm,nhưng để đi làm thêm đúng cách và hiệu quả thì không phải bạn nào cũng biết nhất là thời gian đầu. Các bậc Phụ huynh cũng rất lo lắng về vấn đề này, nhất là khi có các bài báo lên án nạn bóc lột du học sinh ngày càng nhiều. Đa số các bạn du học sinh tìm đến việc làm thêm để trang trải sinh hoạt phí, nhưng không ít bạn “ mếu mặt” vì gặp phải những tình huống rất “ oái ăm”. Hôm nay, Team gỡ rối du học sẽ chia sẻ các góc “ rối “, góc khuất khi đi làm thêm và đưa ra bài toán làm thêm thông minh cho các bạn
- Thời gian cho phép du học sinh làm thêm tại các nước.
Chúng mình sẽ điểm qua về quy định làm thêm ở một số nước để các bạn tham khảo:
Tại Anh, bạn phải có visa bậc 4 để được phép đi làm thêm, thời gian tối đa 10 – 20h/tuần.
Tại Mỹ, bạn chỉ được làm thêm trong khuôn viên trường nếu có visa F1, muốn làm thêm ngoài trường bạn phải có giấy phép của Sở di trú.
Tại Canada, bạn không bị giới hạn thời gian làm thêm nếu làm trong khuôn viên trường, nếu làm ngoài trường bạn được cho phép tối đa 20 tiếng/tuần.
Tại Úc, bạn được phép làm thêm tối đa 40 tiếng/2 tuần và được nhận quyền lợi bình đẳng như những người lao động Úc.
- học sinh có thể làm thêm những công việc gì?
Hiện nay du học sinh Việt khi đi du học đa phần đều mong muốn có công việc làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt cũng như trả thêm một phần học phí phụ giúp gia đình. Tại các nước mà du họ sinh du học như Anh, Úc, Mỹ, Canadathì cơ hội việc làm cũng đa dạng và nước lương trả cũng ổn định tùy thuộc theo kinh nghiệm làm việc và khả năng ngoại ngữ cũng quyết định số tiền lương của các bạn. Nếu như ở Anh số tiền lương khoảng 8-9 Bảng/h, ở Úc khoảng 8-12 AUD/h…Theo khảo sát thì các bạn du học sinh thường chọn những loại công việc sau để làm:
- Dạy thêm: bạn có thể tìm đến những gia đình Việt kiều để dạy tiếng Việt cho con của họ, thu nhập một khoản cũng kha khá đấy nhé. Công việc này cũng không quá khó khi bạn hướng dẫn cho các em nhỏ học các bộ môn ở trường.
+ Thuận lợi : công việc không quá vất vả, thu nhập cao.
+ Khó khăn : không chủ động được thời gian, phải có tính kiên nhẫn.

New Zealand và phương pháp giáo dục nhân văn
UNESCO đã khẳng định việc giáo dục phải hướng tới phát triển lâu dài, bền vững. Có thể hiểu là toàn bộ các vấn đề về phát triển lâu dài trong học tập và giảng dạy như thiên tai, khí hậu, sinh học, giảm đói nghèo khó khăn… Một trong những tiêu chí quan trọng khác là tư duy, tầm nhìn.
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới có tư tưởng giáo dục phát triển đã xác định ngành học triển vọng chỉ khi phát triển lâu dài, bền vững. Họ cũng đã hướng tới xu hướng này từ sớm. Thậm chí ngành học triển vọng còn được coi là tiêu chí để học viên lựa chọn ngôi trường cho bản thân.
New Zealand là một trong số đó khi chủ động trong việc cập nhật thông tin, đưa vào các chương trình giảng dạy những giá trị lâu dài hoặc tạo nên những chuyên ngành riêng khác nhau, riêng biệt, hướng thế hệ trẻ tới nhận thức về vấn nạn xã hội.
Chương trình này chú trọng tới đào tạo học viên, trang bị cho học viên kiến thức nền cùng những kỹ năng xử lý các thay đổi trong thời gian gần. Bởi vậy cũng không khó hiểu khi từ năm 2018, New Zealand luôn nằm trong top 3 những nước có nền giáo dục phát triển cho tương lai trên Thế giới.
Giáo dục bền vững được coi là mục tiêu hàng đầu của New Zealand, đã được quốc gia này lồng ghép vào các chương trình phổ thông đến cao học. Và cũng nhờ thế, hầu hết các sinh viên, du học sinh ngoại quốc đều tìm đến New Zealand để phát triển đam mê ngành học của bản thân.
Kim Chi là một cựu học viên của VNUA (Học viên Nông nghiệp), hiện đang hoàn thành cấp học thạc sĩ tại New Zealand. Cô luôn nhắc nhở bản thân không thể dùng môi trường làm công cụ đánh đổi sự sống và phát triển tương lai. Cô chọn chủ đề nghiên cứu về những cách giảm thiểu tác động xấu tới môi trường nhằm hướng tới phát triển bền vững.
Chi chia sẻ, New Zealand rất chú tâm tới vấn đề môi trường nên hàng năm đều đầu tư một khoản lớn cho nghiên cứu để tìm ra giải pháp. Vì vậy, nhiều sinh viên du học sẽ nhận được hỗ trợ từ nhà nước trong quá trình học tập.
Những năm sống và rèn luyện tại New Zealand đã giúp Dave Quách thấm nhuần tư tưởng lối sống bền vững ở nơi đây. Anh cho rằng bền vững thể hiện không chỉ ở việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống mà còn nằm ở tư duy có sự tiến bộ.
Sau khi tốt nghiệp Đại học tại New Zealand, Dave Quách được truyền rất nhiều cảm hứng và quay trở về quê hương Việt Nam. Dave sáng lập ra một công ty chuyên sản xuất vải “xanh”, phát huy truyền thống của gia đình là kinh doanh, nhưng anh lấy sự bền vững, lâu dài làm nền tảng phát triển doanh nghiệp. Anh hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về thời trang của người tiêu dùng Việt Nam.
Bên cạnh đó, Dave còn có ý định phát triển mô hình sinh thái mà anh được thấm nhuần từ New Zealand đó là người và môi trường, xã hội. Anh đã hợp tác với rất nhiều các tổ chức giáo dục phi chính phủ nhằm tạo nên các hoạt động bảo vệ môi trường.
Châu Á và những ngôi trường Đại học top đầu
Choáng ngợp với chi phí học tập của những ngôi trường Đại học trên Thế giới