“Kết luận của Hội đồng thẩm định đi ngược với tinh thần của Ban soạn thảo”?
Theo Giáo sư – Tiến sĩ khoa học Phùng Hồ Hải hiện đang giữ chức vụ Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam : “ông cho rằng những đánh giá và lý do bác bỏ sách Công Nghệ Tiếng Việt – Toán đã đi ngược với tinh thần lúc đầu mà đã đề ra cho chương trình của lớp 1 mới hiện nay.”
Ông trích kết luận của hội đồng thẩm định với sách môn Toán của Giáo sư Hồ Ngọc Đại: “Đối với môn Toán, hội đồng thẩm định cho rằng nội dung bản mẫu sách giáo khoa chưa thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình, còn nhiều nội dung vượt quá chương trình môn Toán lớp 1 như các nội dung liên quan đến khái niệm tập hợp, phương trình. Việc sử dụng lý thuyết tập hợp để hình thành số, phép toán cho học sinh lớp 1 là vượt quá chương trình. Các số “đứng liền nhau”, “dãy số”, “dãy số tự nhiên”, “trục số” không có trong chương trình”.
Giáo sư Phùng Hồ Hải phân tích, với tinh thần của kết luận này thì các sách giáo khoa muốn vượt qua vòng thẩm định không được phép có nội dung “vượt quá chương trình môn Toán”.
Trong khi đó, những vấn đề quan trọng trong chương trình soạn thảo của năm 2018 đã nhắc đến việc kiến thực tối thiểu phải nằm trong phạm vi lớp 1 điều này cũng có nghĩa đối với các chương trình cũ sẽ nắm khoảng 80% và đối với chương trình dạy thêm có thể dạy thêm một số kiến thức ngoài lề có liên quan nhưng ấy vậy mọi thứ thực sự đi quá xa trong quyển Công Nghệ Tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại.
Giáo sư Phùng Hồ Hải – Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam.
Giáo sư Hải nhấn mạnh đến tính mở của chương trình, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục toán học và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục.
Về quan điểm cá nhân, Giáo sư Hải nói ông không ủng hộ phương pháp dạy Toán cho học sinh tiểu học của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, do cách tiếp cận quá trừu tượng đối với các phép tính số học chỉ dành cho các đối tượng lớn hơn ở bậc từ lớp 5 vượt quá khả năng của các bé.
Tuy nhiên, ông cho rằng, lý do Hội đồng thẩm định loại sách của Giáo sư Hồ Ngọc Đại vì có nhiều kiến thức vượt chương trình là chưa thuyết phục tất nhiên nó nằm ngoài phạm vi của một đứa trẻ cần phải tiếp thu.
Đối riêng quan điểm chúng tôi thì có thể nói tất cả kiến thức mở rất tốt nhưng độ phản cảm về hình ảnh trong một quyển sách toán hay tiếng Việt nó quan trọng đến sau này rất nhiều. Như ví dụ như việc một bài toán phép tính đưa mười ngón tay ra cắt 2 ngón ra thì còn mấy ngón. Một câu hỏi đặt ra như sau : trên Internet hay ngoài hiện thực có rất nhiều bài toán lấy minh họa bằng con số hay đồ vật gì sao không sử dụng mà lại sử dụng hình ảnh phản cảm đến mức độ đó đưa vào chương trình cho tuổi trẻ em lớp 1 học, trong thâm tâm thì chúng là tâm hồn trẻ thơ cần học những điều tốt, minh họa cũng cần tốt và có ích chứ không phải hình ảnh không phù hợp trẻ như thế ngay cả khi những người kiểm duyệt cũng đưa ra nhiều hình ảnh đó chưa bbao giờ được xem phù hợp.
Tại sao 40 năm qua học sinh học được?
Thực ra vấn đề ở đây có nhiều khúc mắc và phân ra hai đến ba nhóm ý kiến trái chiều với nhau.
Nhóm Thứ 1 : Nhóm thiên bảo thủ truyền thống có thể nói khô khan vậy ở đây những ý kiến thuộc nhóm này luôn đảm bảo tiêu chuẩn về sách luôn đạt chuẩn chu và phù hợp từ xưa đến nay chấp nhận thay đổi nhưng không vượt quá những nội dung so với độ tuổi của các em nhỏ lớp 1.
Nhóm thứ 2 : Nhóm chấp nhận sự thay đổi nhưng ở mức độ tuổi lớp 1 tuổi học hỏi các em vì khi mà các em dạy ngay từ đầu sai lệch mục tiêu đề ra thì trong tương lai sẽ hỏng cả một thế hệ một vết trượt rất dài và khó thay đổi về sau này. Ở ảnh bên dưới các bạn có thấy đối với hình ảnh cắt lìa ngón tay để ví dụ một bài toán là khó chấp nhận được.
Nhóm thứ 3 : là những người ủng hộ những sự thay đổi đó và mong muốn áp dụng nó vào chương trình
Thầy Nguyễn Thành Nam (một giáo viên từng dạy lớp 1 theo sách Tiếng 1-Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại) thầy cảm thấy hơi tiếc khi sách của Gs Hồ Ngọc Đại không thể đáp ứng nhu cầu kiểm diểm nội dung của Bộ Giáo dục và Đào Tạo.
Một số sự thay đổi trong quyển sách Công nghệ giáo dục đó là có một số thiết kế nội dung như phát âm, phân tích âm đó là những thứ mới và được tiếp nhận. Nhưng song với đó vấn đề sử dụng hình ảnh minh họa thì được xem ngược lại những cải cách đó.
Thực tế vấn đề cải cách luôn tốt ngay cả ai trong chúng ta ở thời buổi công nghệ phát triển này cũng cần cập nhật rất nhiều kiến thức mới sao cho phù hợp chính vì điều này thôi thúc những người đi đầu đóng góp rất nhiều thứ mới. Đối với chúng tôi luôn đánh giá cao sự thay đổi từng thời kỳ ở một khoảng nào c ho phép thì sự thay đổi rất tốt nhưng ở những phần thay đổi thực sự đã không còn là môn tiếng Việt thì nó mất đi ý nghĩa thực sự môn tiếng Việt, tiếng Việt không những học phương pháp đọc viết mà nó còn cho các học sinh con em lớp 1 hiểu được tầm quan trọng tiếng Việt mà sau này ảnh hưởng rất nhiều đến kiến thức nền tảng.