Tệ nạn bằng giả nhức nhối “xã hội” việc không của riêng ai, dẹp như thế nào?

0
Share

Tệ nạn làm bằng giả nhức nhối “xã hội” việc không của riêng ai, dẹp như thế nào?

Để có thể giải quyết được vấn nạn bằng giả thì cần phải xử lý tận gốc, mạnh tay truy cứu trách nhiệm để cho người cung cấp và người dùng biết sợ.

Hiện nay, chạy bằng giả đã trở nên quen thuộc với rất nhiều người, tình trạng này diễn ra rất nhiều, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới tình trạng xã hội và kinh tế hiện nay.

Bán bằng giả có thể thu được hàng tỉ đồng

Nhu cầu lấy được văn bằng 2 tiếng Anh năm 2018 – 2019 nhiều,  lãnh đạo của trường Đại học Đông Đô và cấp dưới đã tiến hành cấp 429 bằng cấp cùng với 2 giấy chứng nhận giả. Trong đó thì có tới 67 người dùng loại bằng cấp đó để tiến hành làm tuyển sinh nghiên cứu sinh, tiến sĩ, thạc sĩ, thi thăng hạng, thi tuyển công chức…. Với các hành vi đó, các cán bộ của trường đã nhận được mức án là từ 1 năm án treo cho tới 12 năm tù giam.

Vào khoảng tháng 9 năm 2021, nhiều ngành chức năng đã phát hiện có tới 20 giáo viên ở Đắk lắk dùng bằng giả, 20 người dùng bằng đại học và cao đẳng chưa hợp lệ. Bởi muốn có được việc làm cùng mức lương tốt nên nhiều người liên hệ tới người làm bằng giả. Tiếp đó, nộp đơn lên cấp học cao hơn để có thể lấy bằng tìm công việc. Trong những trường hợp đó, người vi phạm hầu hết là các giáo viên dạy học ở trường trong huyện. Theo như công an của tỉnh Đắk lắk cho biết, người dùng dịch vụ bằng giả sẽ gây ra ảnh hưởng lớn tới uy tín của nhiều cơ quan, của các chức năng, gây mất công bằng trong viên chức, cán bộ, ảnh hưởng tới chất lượng công việc.

Vào tháng 2/2021, các cơ quan chức năng của TPHCM đã triệt phá được đường giây làm bằng cấp, con dấu giả với số lượng lớn, gồm có 3.600 phôi bằng nhiều loại, có khoảng 110 học bạ…. Điều đáng nói ở đây, trong các bằng cấp và chứng chỉ làm giả, bằng bác sĩ y khoa và sư phạm cũng được phát hiện rất nhiều.

Chạy bằng cấp giả để thăng tiến trong công việc

Nguyên nhân bằng giả, chạy bằng cấp gây ra nhiều bức xúc chính là khi xã hội vẫn đặt nặng các tiêu chí về bằng cấp và danh hiệu khi tuyển dụng và tuyển chọn vào vị trí cao. Điều này khiến cho nhiều người tìm mọi cách để có thể chạy , gian lận có được tấm bằng như ý.

Thứ trưởng của bộ GĐ&ĐT, ông Trần Xuân Nhĩ cho biết: có cung ắt sẽ có cầu. Các cơ chế quy định cần bằng cấp sẽ vào được chức này thì những người đang muốn ngồi được vị trí đó sẽ tìm các cách để có được bằng cấp đó, dù là đi mua bằng giả. Trong khi đó, bên cầu lại tham lam và nghĩ tới lợi nhuận mà không nghĩ tới tác hại, ảnh hưởng tới xã hội.

Trưởng vụ Giáo dục đại học của bộ GĐ&ĐT, ông Lê Viết Khuyết cũng cho biết, phân tích nạn bằng giả có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đầu tiên chính là từ các nhu cầu của người đi mua bằng Đại học giả. Nguyên nhân khiến chúng ta thấy đáng buồn là xã hội vẫn còn đặt nặng bằng cấp. Khi xã hội đưa ra tiêu chí xét tuyển dựa vào bằng cấp thì nhiều người tìm các cách để chạy. Hơn nữa, xử lý đối tượng dùng bằng giả vẫn chưa được kiên quyết. Hầu hết các cán bộ phát hiện dùng bằng giả chỉ dừng trong mức nhẹ, cao nhất có thể là thôi việc.

Cùng quan điểm, ông Trần Xuân Nhĩ cũng nhấn mạnh các cán bộ cần là người có tài có đức, tuân thủ các pháp luật đưa ra. Những người lừa dối và không trung thực sẽ hại nước và hại dân.

Nguồn : Tổng hợp

Related Posts