V–NEN là chương trình như thế nào?

0
Share

V–NEN là chương trình như thế nào?

Mô hình trường học mới Việt Nam đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội, trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công hợp tác với tập thể cộng đồng.

Trong xu hướng toàn cầu hóa, xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liên quốc gia thì năng lực hợp tác thực sự trở thành một mục tiêu đào tạo của giáo dục nhà trường.

  v-nen-la-chuong-trinh-nhu-the-nao-3

Bộ DG&ĐT đưa chương trình mới vào dạy học tiểu học

Theo hướng phát triển của mô hình VNEN là để đào tạo ra những con người năng động, sớm thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập và góp phần phát triển cộng đồng thì việc kiểm tra phải khuyến khích trí thông minh, sáng tạo, phát hiện sự chuyển biến thái độ và xu hướng hành vi của học sinh trước những vấn đề của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Rèn luyện cho các em khả năng phát hiện và vận dụng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong các tình huống thực tế. Việc đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ có tác dụng thúc đẩy sự đổi mới phương pháp dạy học.

  1. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác trong nhóm

Trong phương pháp học tập hợp tác vẫn có giao tiếp thầy – trò nhưng nổi lên mối quan hệ trò – trò. Thông qua sự hợp tác tìm tòi nghiên cứu, thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, được điều chỉnh khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và cả lớp. cho arnh ra giua!~vg

v-nen-la-chuong-trinh-nhu-the-nao-4

Hoạt động nhóm là hoạt động chính trong giờ học

Trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động thuần túy cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy- trò, trò – trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường đi tới những tri thức mới.

Việc học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp nhưng được sử dụng phổ biến nhất trong dạy học là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ 4 đến 6 người.

Hoạt động trong tập thể nhóm sẽ làm cho từng thành viên được bộc lộ suy nghĩ, hiểu biết thái độ của mình, qua đó được tập thể uốn nắn, điều chỉnh, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tuơng trợ, ý thức cộng đồng.

Trong hoạt động hợp tác, mục tiêu hoạt động là chung của toàn nhóm nhưng mỗi cá nhân được phân công một nhiệm vụ cụ thể. Trong nhóm nhỏ, mỗi cá nhân đều phải nỗ lực, không thể ỷ lại vào người khác, toàn nhóm phải phối hợp với nhau để cuối cùng đạt mục tiêu chung.

Kết quả làm việc của từng nhóm được trình bày thảo luận trước lớp sẽ tạo một không khí thi đua giữa các nhóm, đóng góp tích cực vào kết quả chung của bài học.

Bộ sách giáo khoa mới được sử dụng trong vnen v-nen-la-chuong-trinh-nhu-the-nao-1

  1. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò phù hợp với THÔNG TƯ 30

Trong mô hình VNEN, việc rèn luyện phương pháp học để chuẩn bị cho học sinh khả năng học tập liên tục, suốt đời được xem như một mục tiêu giáo dục thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển khả năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học.

Liên quan tới điều này, giáo viên phải tạo điều kiện để học sinh tham gia đánh giá lẫn nhau. Việc học sinh tham gia đánh giá lẫn nhau sẽ có tác dụng tích cực để học sinh tự học và điều chỉnh bản thân.

Tóm lại, trong phương pháp dạy học theo mô hình VNEN, người được giáo dục trở thành người tự giáo dục, là nhân vật tự giác, chủ động có ý thức về sự giáo dục bản thân mình.

v-nen-la-chuong-trinh-nhu-the-nao-2

Thông tư 30 thay thế cho cách đánh giá cũ của giáo  viên

Trong phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Nếu rèn luyện cho học sinh có được phương pháp, kĩ năng, thói quen tự học, biết vận dụng linh hoạt những điều đã học vào những tình huống mới, biết tự lực phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong thực tiễn thì sẽ tạo cho các em lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có của các em.

Vì những lẽ đó, mô hình VNEN nhấn mạnh dạy phương pháp học trong quá trình dạy học, cố gắng tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động.

Nguồn : Bình Phuoc Online

Xem thêm

Related Posts