New Zealand: ngành giáo dục có gì thu hút giới trẻ đến vậy?

0
Share

Không khó để thấy trong thời đại hiện nay, giáo dục là một trong những lĩnh vực quan trọng chủ chốt quyết định đến nền kinh tế của đất nước. Bởi vậy, có vô vàn lí do khiến những thanh thiếu niên trẻ tuổi đam mê và muốn theo đuổi ngành Nhà giáo. Trong đó, New Zealand là địa điểm được đại đa số lựa chọn để phát triển sự nghiệp “trồng người”.

New Zealand được biết tới với nền giáo dục phát triển, tư tưởng triết lý tiến bộ. Hầu hết các môi trường giáo dục tại New Zealand đều chú trọng tới sự sáng tạo, đa dạng trong suy nghĩ, hướng học sinh, sinh viên tới cách nhìn, cách tư duy đa chiều và tranh biện. New Zealand cũng nổi tiếng với những ngôi trường đào tạo sư phạm lâu năm có bằng cấp Quốc tế.

Đề cao sự sáng tạo trong suy nghĩ, tư duy

Phương pháp được New Zealand ứng dụng trong giảng dạy đó là “stregth based” (thế mạnh mỗi học sinh, sinh viên đều đáng được tôn trọng). Tại đây, các môi trường sư phạm không hướng mọi học viên tới chung một kết quả như phải đỗ trường A, đạt điểm B… mà chú tâm hơn tới việc trang bị cho học viên những tư duy sáng tạo, cởi mở và các kỹ năng thực tiễn, kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như các kỹ năng mềm cần thiết khác.

Như Quỳnh, một du học sinh Việt Nam sau khi tốt nghiệp Đại học Canterbury khoa Sư phạm đã quyết định gắn bó lâu dài với New Zealand. Cô trở thành một giáo viên và có nhận thức rõ nét hơn về mục tiêu giáo dục cho bản thân: giáo dục hướng tới cá nhân chứ không phải tạo nên những cỗ máy chỉ biết sao chép.

Quỳnh thẳng thắn chia sẻ: “Đối vối tôi, nền giáo dục của New Zealand xứng đáng được coi như tiêu chuẩn. Nó không gò bó học viên phải theo các chuẩn mực cứng nhắc mà hoàn toàn người học có thể linh hoạt, tự điều chỉnh và sáng tạo các phương thức học tập cho riêng mình. Ở đây, khác biệt luôn được chấp nhận, chào đón và học viên hoàn toàn có thể lĩnh hội tri thức một cách công bằng.”

Giáo dục không phải đổ đầy bình nước, giáo dục là thắp sáng lên ngọn lửa đam mê

New Zealand có một triết lý giáo dục mà mọi quốc gia trên thế giới cần nên học hỏi chính là lấy việc thắp sáng ngọn lửa đam mê, khát vọng học hỏi làm nòng cốt. Trong hành trình tiếp thu tri thức, học viên hoàn toàn có thể tự do sáng tạo cái mới, bộc lộ cá tính của bản thân dựa trên nền tảng truyền thống.

Triết lý này cũng được Tiến sĩ Bùi T Bích Thủy (giảng viên tại Đại học Lincoln) ghi nhớ, thấm nhuần ngay từ lúc đang ngồi trên ghế nhà trường. Triết lý này cũng chính là nền tảng cho nữ tiến sĩ trong suốt quá trình giáo dục và giảng dạy các học viên: Chú trọng phát triển tư duy, góc nhìn đa chiều cho học viên để họ có thể mạnh mẽ phá tan những định kiến xã hội cổ hủ, xây dựng nên một môi trường công việc đầy linh hoạt và sáng tạo.

Chị Thủy giải thích: “Đối với bản thân tôi, tôi quan niệm đích đến cuối cùng của giáo dục chỉ có thể là đào tạo nên những học viên có kỹ năng, bởi thời gian giảng dạy và tri thức trong sách chỉ mới là giới hạn đầu. Mỗi giảng viên cần lựa chọn cho bản thân cách truyền đạt phù hợp với phương pháp, trình độ và lộ trình của người học, giúp cho học sinh, sinh viên có điều kiện tư duy sâu và suy nghĩ ở nhiều góc độ.”

Đó cũng là lý do chị Thủy nói riêng và các giáo viên New Zealand nói chung thường yêu cầu học viên tự so sánh bản thân hôm qua với hôm nay, xem mình đã học những gì và hướng bản thân tới một con đường cụ thể trong tương lai.

Những kinh nghiệm “để đời” khi du học tại Australia

Top 6 trường Đại học trẻ đáng lựa chọn năm 2021

Related Posts