Những cái bẫy sinh viên dễ mắc phải khi thuê nhà ở Úc

0
Share

Ở Úc, thuê nhà qua dịch vụ văn phòng địa ốc rất phổ biến. Nhưng du học sinh hầu hết mới qua không chứng minh thu nhập được nên chưa có điều kiện để thuê nhà qua kiểu trên mà thường chọn thuê từ 1 người thuê khác hay thuê trực tiếp từ phía chủ sở hữu. Dù phương thức đó dễ dàng tiếp cận nhưng vẫn có nguy cơ mắc bẫy bị lừa.

Bên cạnh đó, hậu Covid-19 diễn ra, tỷ lệ về nhà cho thuê tại Úc đang xuống mức rất thấp. Một căn nhà cho thuê có tới hơn 30 nhóm tới coi, cao gấp tới 3 lần so với bình thường trước kia. Những người đi xem có khi bấm bụng trả tiền trước 6 tháng hay trả tiền thuê nhằm kỳ vọng thuê nhà được. Lợi dụng các tình trạng đó, kẻ lừa đảo đã trà trộn vào hội nhóm. Chúng nhắm tới các sinh viên vừa mới sang Úc đi du học.

Bẫy vừa tốt mà vừa rẻ

Theo sinh viên Nguyễn Tấn của trường đại học La Trobe mới qua Úc tìm nhà để thuận tiện cho việc đi du học. Em đã đăng trên mạng thì ngay sau đó có người liên hệ có nhà cho thuê, yêu cầu muốn giữ chỗ cần phải đặt cọc. Người này hối thúc liên tục, ra điều kiện về đặt sớm nếu như không sẽ cho người khác thuê nhà.

Tấn mới qua xem và không có sự cảnh giác, đề phòng nào. Bên cạnh đó nghĩ họ là người Việt nên chủ quan, yên tâm phần nào. Không ngờ khi đã chuyển tiền thành công nhưng bên kia lại khăng khăng không nhận được. Họ bất hợp tác, thậm chí là không trả lời cuộc gọi, tin nhắn. Du học sinh mới tới đây còn lạ lẫm với mọi thứ, chưa có việc, hầu hết phải chi tiêu tiết kiệm và mong muốn tìm chỗ ở hợp lý, giao thông dễ dàng. Nắm bắt được tâm lý đó, nhiều người đã giăng bẫy cho thuê nhà trọ vừa tốt vừa rẻ.

Bẫy chủ nhà ảo

Ngoài sinh viên mới sang, các sinh viên ở Úc lâu năm cũng là nạn nhân, dễ bị sập bẫy khi không cảnh giác. Theo như trường hợp từ phía sinh viên lâu năm Phương Vy – sinh viên của trường Đại học Victoria University. Vy đang sống tại Melbourne nhưng cần đi thực tập tại Ballarat nên Vy đã đăng lên mạng tìm nhà. Ngay lập tức có ông tây liên hệ để cho thuê.

Vy thấy ngôi nhà cho thuê đó gần ngay chỗ thực tập, dễ dàng đi bộ nên đã đồng ý mà không đi xem bởi 2 thành phố này cách nhau tới 100 km. Và để chắc chắn hơn, Vy đã yêu cầu họ ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó đã yêu cầu ông Tây cung cấp thông tin liên quan tới nhà và tên chủ nhà. Ông tây cũng đồng ý, đồng thời tư vấn nhiệt tình, nói chuyện đàng hoàng nên Vy đã tin tưởng đặt cọc 1.000 USD.

Khi đã chuyển tiền xong, Vy liên lạc hỏi thêm thông tin nhà cửa và chỗ ở thì người đó vẫn trả lời tận tình nên Vy càng cảm thấy tin tưởng hơn. Gần đến ngày giao nhà thì ông ta đòi đưa khoảng 200 USD nhưng Vy đề nghị khi nào gặp mới trả. Ông ta đồng ý. Tuy nhiên khi tới hôm nhận nhà, ông ta đã ngưng kết nối, Vy không thể liên lạc được.

Tới nơi gọi cửa thì có 1 bà tây và bà cho biết bà là chủ của ngôi nhà đó, không biết ông tây đó là ai. Tới đây thì Vy mới biết bị lừa, nhà thuê hoàn toàn là ảo, các thông tin cung cấp cũng thế. Trong trường hợp là nạn nhân của vụ lừa đảo, bạn nên liên hệ với cảnh sát và ngân hàng của mình để báo cáo vụ việc này, nhờ hỗ trợ để lấy lại tiền.

Nguồn: Tổng hợp

Related Posts