Tự tin với trình độ tiếng Anh nhưng không hiểu gì khi nghe thầy giảng, chăm chăm vào làm thêm khiến thời gian học tập không còn nhiều gây ảnh hưởng đến mục đích du học. Đó là những kinh nghiệm “để đời” du học sinh cần lưu ý khi học tập tại Australia.
Tự tin tiếng Anh nhưng không hiểu gì khi nghe thầy giảng
Một Tiến sỹ tốt nghiệp ĐH Công nghệ Sydney đã chia sẻ rằng khi quyết định sang Australia du học, bạn đã vô cùng tự tin với IELTS 7.0 nhưng đã không hiểu gì khi nghe giảng viên nói tại buổi học đầu tiên. Tiếng Anh người Australia sẽ khó nghe hơn, đặc biệt với những giảng viên lớn tuổi.
Vị Tiến sỹ này chia sẻ để bắt nhịp làm quen và theo kịp giọng bản xứ vô cùng khó khăn và dễ khiến du học sinh nản chí. Theo đó cần hiểu việc quen với tiếng Anh bản địa là hiểu tiếng lóng cà cần lên kế hoạch thực hiện, thời gian sẽ đạt được.
Cải thiện tình trạng này bằng việc chủ động thường xuyên giao tiếp với người bản xứ hơn. Hãy đến các điểm du lịch để trò chuyện với người lớn tuổi địa phương.
Họ là những người về hưu, dạo chơi quanh thành phố và thích nói chuyện cùng người khác. Do đó làm quen với họ sẽ không chỉ quen tiếng Anh bản xứ mà còn hiểu thêm về văn hóa.
Đồng thời tại ĐH Công nghệ Sydney cũng có chương trình hỗ trợ miễn phí cho du học sinh giao tiếp với sinh viên bản xứ bằng tiếng Anh 1-1; các buổi dạy phát âm chuẩn, các buổi dạy văn hóa địa phương. Nhiều trường Đại học khác cũng có chương trình tương tự và du học sinh đừng bỏ lỡ, tận dụng để nhanh chóng cải thiện tiếng Anh.
Tương tự, một cựu du học sinh tại ĐH Sydney ngành Khoa học máy tính cũng chia sẻ khi du học tại Australia cũng gặp trở ngại ban đầu với tiếng Anh.
Thời điểm du học, tiếng Anh của cựu sinh viên này chỉ đỗ mức “vớt” nên khi sang học càng khó hiểu bài hơn. Chỉ miễn cưỡng nghe giáo viên giảng còn sinh viên khác đặt câu hỏi thì hầu như không hiểu gì. Do đó đã khiến cựu sinh viên này khá mất tự tin. Quá trình làm việc nhóm, tiếng Anh giao tiếp không tốt nên phần trình bày phải chuyển qua người khác, mất đi cơ hội giao tiếp thuyết trình thể hiện bản thân.
Theo đó ngay hè năm đầu tiên, cựu sinh viên này đã tranh thủ đi làm thêm để cọ xát, nâng cao khả năng giao tiếp và hòa nhập cuộc sống người bản xứ.
Công việc cựu sinh viên này tham gia là giao hàng tại cửa hàng đồ ăn nhanh, tổ chức sinh nhật nhóm. Cuối tuần thường bận rộn với các buổi tiệc. Nhờ đó, cựu sinh viên ĐH Sydney này nhận ra bản thân tiếng Anh mang tính học thuật, khó khiến trẻ con hiểu.
Làm thêm quá nhiều khiến mất tập trung học tập
Tuy nhiên qua quá trình làm thêm, cựu du học sinh này đưa ra lời khuyên nên cần cân đối vừa phải. Bởi không ít du học sinh nhận hậu quả sai lầm khi quá mải mê việc làm thêm mà không chú trọng tập trung việc học.
Kinh nghiệm của cựu học sinh này chỉ rõ chỉ nên làm thêm tối đa 20 giờ/tuần hoặc tranh thủ thời gian nghỉ hè. Tùy năng lực của bản thân mà quyết định số giờ làm thêm. Ngoài ra xác định đi làm thêm không chỉ là để kiếm tiền mà quan trọng là để trang bị thêm kỹ năng giao tiếp và cách vận hành của doanh nghiệp cùng các kỹ năng mềm khác.
Vị Tiến sỹ cũng đưa ra lời khuyên với du học sinh không nên làm thêm quá sức. Tiến sỹ đã chứng kiến nhiều người đi làm thêm để trang trải kinh phí học tập dẫn đến quá sức, mệt mỏi và không thể tập trung học bài trên lớp cũng như làm bài về nhà.
Du học sinh cần xác định rõ mục tiêu chính là học tập. Phụ huynh nên định liệu chuẩn bị đủ kinh phí để cho con theo học, mục tiêu học tập ưu tiên số 1. Bởi nếu cân bằng sẽ đạt lợi ích tốt. và ngược lại sẽ ảnh hưởng xấu.
Top 6 trường Đại học trẻ đáng lựa chọn năm 2021
Phương thức đổi mới giáo dục tạo hứng thú cho học sinh ở các nước Bắc Âu