Khi Những sinh viên mê công nghệ

0
Share

Những sinh viên mê công nghệ

Chứng kiến nhiều ý tưởng khởi nghiệp không thể áp dụng trong thực tế vì thiếu hiểu biết về công nghệ, Hoàng Việt Hưng quyết tâm học thêm IT.

Là sinh viên năm 3 khoa Thương mại quốc tế, Đại học Ngoại thương, mới đây, Hoàng Việt Hưng (21 tuổi, Phú Thọ) tranh thủ học thêm ngành Công nghệ thông tin.

“Nghe có vẻ hai ngành này không liên quan nhau, nhưng trước khi quyết định học, tôi đã có kế hoạch và dự định cụ thể cho bản thân sau khi ra trường”, Hưng chia sẻ.

Được tiếp xúc với máy tính từ sớm, nhưng Hưng không có đam mê đặc biệt với IT. Khi học đại học, Hưng tham gia hoạt động ngoại khóa và chứng kiến nhiều ý tưởng khởi nghiệp hay, đạt giải từ các cuộc thi đa số trở thành dự án chết. Hưng mong muốn tìm cách kết hợp kiến thức ở Ngoại thương (khối óc kinh tế) và kỹ năng IT (bàn tay công nghệ) để một khi có cơ hội thì bản thân đủ khả năng để thực hiện các ý tưởng ấy.

Ý thức tầm quan trọng của công nghệ, ngoài thời gian học trên lớp, Hưng thường lên mạng tự học. Quá trình này không dễ dàng vì tài liệu mã nguồn mở nhiều nhưng không có hệ thống. Muốn có được sự tư vấn từ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành, Hưng đăng ký theo học online ở Đại học trực tuyến FUNiX.

Chàng trai quê Phú Thọ chỉ có ý định bổ sung các kỹ năng công nghệ. Khi đi sâu vào chương trình, Hưng nhận thấy lĩnh vực IT khá phù hợp với bản thân. Cùng với dự định sang Nhật làm Kỹ sư cầu nối sau khi tốt nghiệp, Hưng quyết tâm lên kế hoạch để có thể lấy song bằng trong hai năm tới.

Chuyên ngành của Hưng ở Đại học Ngoại thương về logistics, vận tải và giao nhận, chuỗi cung ứng, quá trình giao dịch trong Thương mại quốc tế nên sau khi ra trường, Hưng dự định làm ở các công ty liên quan đến giao dịch. Vì chương trình học chính khóa ở trường không quá nặng nên nam sinh viên có thể phân bổ thời gian cho cả hai ngành. Ngoài thời gian học ở trường, mỗi tối, Hưng dành 2-3 tiếng để cày công nghệ và trao đổi bài vở trực tiếp với các mentor (chuyên gia đến từ các công ty công nghệ lớn).

HUNG-3071-1464915485-9124-1464918626

 

 

 

Nhập học từ tháng 1/2016, Hưng cho biết sẽ học hết 8 chứng chỉ của FUNiX để có thể cầm trong tay tấm bằng Kỹ sư công nghệ thông tin. Nam sinh cũng hy vọng sau khi xong 3 chứng chỉ sẽ được nhận vào làm nhân viên tập sự FPT Software để học hỏi thêm kinh nghiệm.

Đang là sinh viên năm 2 ngành Công nghệ phần mềm của một trường Đại học lớn ở Hà Nội nhưng Đỗ Hà Kiên (21 tuổi) quyết định đăng ký học thêm công nghệ với hy vọng học hỏi kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia.

Kiên cho biết, sinh ra không được may mắn như các bạn khác khi học đến lớp 5 mới phát hiện mình bị khiếm thính (mức độ trung bình). Việc tiếp thu thông tin khó khăn nhưng Kiên luôn cố gắng trong học tập, dù vậy học lực của cậu học trò chỉ ớ mức trung bình, khá.

Biết bản thân thiệt thòi hơn người khác, Kiên luôn cố gắng để theo đuổi ước mơ trở thành lập trình viên. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Kiên đậu vào ngành Công nghệ thông tin của một trường đại học ở Hà Nội.

Việc học đại học đại học theo kiểu truyền thống khiến Kiên khá nhàm chán khi tiếp cận với lý thuyết quá nhiều, chương trình dạy mang tính hàn lâm. Với định hướng trở thành một lập trình viên giỏi, Kiên đăng ký vào học online ở FUNiX để có thể tiếp xúc với nhà quản lý, những người đứng đầu các công ty phần mềm lớn của Việt Nam.

“Được học với mentor – những người có kinh nghiệm thực tế hàng chục năm trong lĩnh vực công nghệ giúp tôi có kiến thức thực tế hơn”, Kiên nói.

Phạm Anh Tuấn (22 tuổi), sinh viên Học viện kỹ thuật quân sự cũng vừa đăng ký học thêm Công nghệ thông tin để thỏa đam mê của mình.

Khá hài lòng với ngành học hiện tại, nhưng những lúc thấy người bạn thân thành thạo các ứng dụng phần mềm, Tuấn không khỏi tò mò và khao khát tìm hiểu.

Bắt đầu học chứng chỉ đầu tiên ở FUNiX từ ngày 1/6 trong khi bài vở ở trường khá nhiều, nên khi học song ngành thì khoảng thời gian trống cho bản thân bị thu hẹp lại. “Đã là năm 3 đại học, chỉ còn 2 năm nữa ra trường nên tôi đang cố gắng tăng tốc học cả hai bên để có thể tốt nghiệp hai trường cùng lúc. Việc học song bằng giúp tôi có thêm nhiều kỹ năng và cơ hội tìm việc tốt trong tương lai”, Tuấn tâm sự.

VNE

Related Posts