Có nên dùng tiếng mẹ đẻ để nói chuyện trong lớp giao tiếp tiếng Anh?

0
Share

Việc dùng tiếng mẹ đẻ để nói chuyện trong lớp giao tiếp tiếng Anh là vấn đề gây rất nhiều tranh cãi. Nhiều người đề xuất các phương pháp ủng hộ tiếng mẹ đẻ cần phải loại bỏ khỏi lớp.

Dù nhiều người lại ủng hộ cách dùng song ngữ nên cho phép dùng tiếng mẹ đẻ  tự do. Theo một giáo viên người Ấn Độ đã bày tỏ sẽ thật khó để có thể trả lời câu hỏi trên có dùng tiếng mẹ đẻ trong lớp giao tiếp tiếng Anh hay không. Với nhiều năm giảng dạy tiếng Anh, ông cho rằng sẽ không có câu trả lời thỏa đáng, khả thi cả.

Ấn Độ được biết đến là quốc gia với nhiều ngôn ngữ khác nhau, hầu hết những người dân ít khi tiếp xúc với các ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ. Điều này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn đối với việc dạy môn tiếng Anh ở đây. Theo như giáo viên này, ông hay sử dụng tiếng mẹ đẻ mới có thể giảng dạy được tiếng Anh, nhưng dùng cũng rất hạn chế mà không phải thường xuyên. Ông đảm bảo không đi ra khỏi mục tiêu khi dạy học. Ông thấy tiếng mẹ đẻ vẫn nên sử dụng trong môi trường tiếng Anh.

Bởi nó sẽ thúc đẩy được việc các học viên học tập tốt môn ngoại ngữ. Chắc chắn có nhiều người tới từ các quốc gia không dùng tiếng Anh đều có cùng quan điểm  đó. Ông còn chia sẻ thêm việc dùng tiếng mẹ đẻ ở trong lớp qua nhiều tình huống dưới đây:

  • Hướng dẫn: Khi thực hiện nhiệm vụ như làm việc theo đôi, làm việc nhóm, làm việc dự án thì các học sinh cần biết cách thực hiện những yêu cầu đã đặt ra. Các giáo viên giải thích chi tiết tình huống bằng tiếng mẹ đẻ để học sinh hiểu, thực hiện tốt nhiệm vụ chính xác.
  • Dạy người học trình độ thấp: Giảng dạy ở khu có trình độ thấp hay trung bình, không phù hợp tiêu chuẩn đưa ra thì dạy song ngữ, dùng tiếng mẹ đẻ là rất cần thiết.
  • Giải thích danh từ trong tiếng Anh: Rất khó để có thể dạy nghĩa danh từ trừu tượng bởi nó rất mơ hồ. Chẳng hạn, khó xác định hay giải thích được từ tính toàn vẹn. Bởi vậy, việc dùng tiếng mẹ đẻ rất phù hợp ở trong bối cạnh đó. Việc dùng tiếng mẹ đẻ giúp các học sinh có thể thoát khỏi những rào cản hiểu biết, hiểu sai.
  • Dạy ngữ pháp: Khi dạy ngữ pháp thì những lời giải thích được đưa ra cách thận trọng bằng với tiếng mẹ đẻ.

Giáo viên người Ấn cho biết thêm, ông đã từng gặp nam sinh học tiếng Anh kém tới nỗi không viết đúng chữ cái, nhưng anh ta có thể xác định chúng. Ông bắt đầu dạy cho học viên đó bằng tiếng mẹ đẻ rồi yêu cầu anh ấy tập trung vào điều mà ông viết trên bảng. Sau 1 tháng, học viên đã cải thiện được khả năng tiếng Anh.

Đây được coi là bước ngoặt đối với sự nghiệp dạy học của ông. Ông luôn phát triển, bám sát, chú trọng quan điểm giáo dục hòa nhập. Đó  là sẽ không có bất cứ học sinh nào bỏ lại, cảm thấy xa lánh trong lớp. Tóm lại, dùng tiếng mẹ đẻ cũng chưa phải là cách phù hợp ở trong lớp giao tiếp tiếng Anh. Nhưng quan trọng là giáo viên cần đánh giá trình độ các học sinh để đưa ra cách dạy phù hợp.

Nguồn: Tổng hợp

Related Posts