
Related Posts

Giá cả ở Nhật và các điều du học sinh cần biết
Chi phí đi lại
Phương tiện di chuyển ở Nhật Bản có rất nhiều như xe bus, xe bus cao tốc, tàu siêu tốc, tàu điện, taxi. Tùy thuộc vào mỗi phương tiện mà giá cả khác nhau, dao động từ 50 yên cho tới 600 yên/km.Đồ gia dụng
Giống như đi học xa nhà, thời gian đầu mới đặt chân tới nước Nhật Bản chính là khoảng thời gian mà bạn cần mua sắm rất nhiều đồ gia dụng để phục vụ cho nhu cầu. Nếu như nắm bắt được giá cả tại Nhật Bản, tìm hiểu được những khu mua đồ cũ, tháng lương đầu tiên của bạn có khả năng là vơi đi cạn kiệt. Đồ dùng gia dụng như tủ lạnh, máy mặt, lò vi sóng, nồi cơm điện, dao, đũa, bát, chảo, nồi, dao động từ 100 yên tới 20.000 yên.Vật dụng cá nhân
Ngoài cầm từ Việt Nam sang, bạn sang Nhật thường cần mua ít vật dụng cá nhân như là giày dép, quần áo để phù hợp với khí hậu ở Nhật. Tùy vào từng nhu cầu mua sắm của bạn nhiều hay ít như xe đạp, nệm, áo sơ mi, giày tây, quần, tất … mà chi phí sẽ ít nhiều hay ít, dao động từ 100 yên tới 20.000 yên cũng có.Giá cả cho đồ uống
Đồ uống là thứ cần thiết phục vụ nhu cầu của chúng ta hàng ngày. Giá cả đồ uống thì không quá đắt dao động từ 0 (nước máy ) tới 200 yên cho hộp 1,5l. Nếu như bạn uống nước máy thì bạn không mất đồng nào nhưng nếu như bạn uống sữa tươi, nước quả, nước trà xanh thì bạn cần phải bảo ra số tiền khoảng 100 – 200 yên cho 1 chai.Giá cả thực phẩm
Thực phẩm là thức ăn hàng ngày mà chúng ta cần sử dụng. Trong đó, gạo là thực phẩm đắt nhất dao động từ 1500 tới 2000 yên, còn thịt bò hoảng 200 yên cho 100 gam, thực phẩm rau củ quả dao động 100 tới 200 yên. Nếu như bạn muốn ăn ngoài thì bạn mua cơm bình dân với giá 400 tới 600 yên 1 suất, mì ramen có giá 600 – 900 yên 1 tô, mì udon giá 400 tới 700 yên 1 tô, cơm phần dao động 600 tới 1,200 yên 1 phần. Trên đây là giá cả các thứ thiết yếu trong cuộc sống ở Nhật như đồ dùng giúp các du học sinh học tập, sinh sống dễ dàng biết và có kế hoạch chi tiêu phù hợp nhất.Nguồn: Tổng hợp

Hai ngành học tại Anh dược các du học sinh Việt lựa chọn nhiều nhất
Ngành Tài chính và Kinh doanh được xem là hai ngành dẫn đầu đang được các du học sinh Việt lựa chọn nhiều nhất khi đi du học ở Anh. Trong buổi hội thảo liên quan tới chính sách học bổng, thị thực Anh vào hôm 30/9 vừa qua, Quản lý bộ phận Giáo dục ở Hội đồng Anh, bà Hiền đã cho biết rằng, dù đang có xu hướng giảm nhưng mà ngành Kinh tế, Tài chính – kế Toán, ngành Quản trị và Kinh doanh là ngành đang được rất nhiều học sinh Việt lựa chọn khi theo học ở Anh.
Nhiều ngành đang được quan tâm như Giáo dục, CNTT, Du lịch, Khoa học Y sinh, Công nghệ sinh học…. Có khoảng 12.000 sinh viên Việt đã theo học ở Anh, đứng thứ 4 (chỉ sau Canada, Mỹ và Australia) trong 10 quốc gia có nhiều du học sinh Việt nhất theo Bộ GD&ĐT đã thống kê.
Theo như HESA, một cơ quan thống kê dữ liệu giáo dục đại học Anh thì vào giai đoạn từ năm 2015 tới 2021, ngành Kinh doanh đang dẫn đầu với khoảng 3.275 sinh viên Việt đang theo học, xếp thứ 2 chính là ngành Tài chính có 1.605 sinh viên, ngành thứ 3 chính là Quản lý học có khoảng 1.550 sinh viên đang theo học.
Nhiều ngành đang được sinh viên ưa chuộng lựa chọn khác chính là Marketing, Du lịch, Vận tải, Khoa học máy tính, Luật, Kinh tế…. Thạc sĩ của ngành Kinh doanh tại Warwick Business School, Hiếu Vương đã cho biết, cơ hội để có việc làm lớn cùng với mức lương cao, ổn định chính là lý do mà các du học sinh đã lựa chọn học ngành kinh tế tại Anh.
Đối với riêng Kinh doanh thì mức lương cho các sinh viên vừa ra trường, tốt nghiệp xong trước thuế làm ở công ty dịch vụ chuyên nghiệp tại London dao động từ 15.000 tới 35.000 bảng Anh/năm. Đây chính là lý do mà Vương đã theo học kinh doanh sau khi đã học xong ngành Chính trị và Quan hệ tại Đại học.
Bên cạnh đó, với Ngô Sơn thì có 2 lý do để theo đuổi học Tài chính – Kế Toán vào thời điểm cách đây khoảng 12 năm. Ở thời điểm mà Sơn học, chính phủ Anh đang có chính sách về ưu tiên việc gia hạn thị thực đối với những người nước ngoài đối với một vài ngành nghề bởi thiếu nhân lực, trong đó có Kế toán và Tài chính. Bên cạnh đó, Ngô Sơn còn nhận định về việc chọn ngành không quá nặng về học thuật, tìm việc được đánh giá là dễ dàng hơn.
Hiện tại, Sơn đang làm cho công ty tài chính sau khi ra trường và chuyển sang công ty PwC. Đây là 1 trong 4 công ty về kiểm toán lớn nhất ở trên thế giới. Thời điểm dịch Covid-19 diễn ra, có rất nhiều người có bằng cấp và năng lực khó tìm việc nhưng mà ngành mà anh làm vẫn có các công việc ổn định, thậm chí nó còn nhiều việc hơn.
Đối với ngành Tài chính – Kế toán, Sơn cũng cho rằng các ứng viên nên học cao hơn nếu như muốn theo học thuật. Nếu làm ở các công ty thì mức lương cho người cử nhân sẽ không khác với người có bằng tiến sĩ, thạc sĩ.