Các du học sinh ở Việt Nam thường gặp khó khăn từ các chính sách tuyển dụng và khác biệt về văn hóa cũng như độ cạnh tranh khi tham gia ứng tuyển vào thực tập và tìm việc ở tập đoàn lớn tại Mỹ.
Theo Tony Linh Dương, người đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn chiến lược ở nhiều công ty hàng đầu trên thế giới cho biết sự cạnh tranh của các ứng viên Việt ở trên thị trường việc làm trên thế giới dần được tăng cao.
Nhưng khi ứng tuyển vào tập đoàn lớn đa quốc gia để thực tập hoặc làm việc như Amazon, Meta, Google… thì vẫn gặp rất nhiều khó khăn, nhiều ứng viên có GPA giỏi, xuất sắc vẫn nhận được kết quả thất bại. Nguyên nhân là do các yếu tố sau.
Cạnh tranh vô cùng khốc liệt
Theo như dữ liệu vào tháng 9 năm 2022, có hơn 3 triệu đơn ứng tuyển đã được gửi tới Google. Trong khi đó, công ty này chỉ nhận nhân sự khoảng 20.000 người nên tỷ lệ cạnh tranh là 0,67%. Do đó, việc nhận vào Đại học Harvard còn dễ dàng hơn là kiếm việc ở Google. Điểm đáng chú ý, năm 2022 được coi là năm u ám của nền kinh tế Mỹ bởi lạm phát đang tăng cao.
Trang PathMatch đã phân tích, nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Tesla, Meta hay Microsoft đều cắt giảm nhân sự hay không nhận các nhân viên từ các chương trình thực tập.
Không có mối quan hệ
Để có thể ứng tuyển làm việc tại Mỹ, hình thức nộp hồ sơ trực tuyến là kém hiệu quả. Theo như thống kê nghề nghiệp vào hồi tháng 8, khi đã đăng tải vị trí ở Mỹ, hầu hết nhà tuyển dụng sẽ nhận khoảng 250 hồ sơ, nhiều công ty lớn nhận được 1.000 hồ sơ. Bạn rất khó để nổi bật, cạnh tranh.
Đây là lý do mà bạn cần xây dựng mối quan hệ. Ứng viên xây dựng các mối quan hệ với người làm trong công ty mà mình ứng tuyển qua hội thảo nghề nghiệp ở Mỹ để có thể nắm bắt được cơ hội về tuyển dụng. Bạn nên coi networking như cơ hội để có thể học hỏi từ người đi trước, bạn có thể dễ dàng thực hiện nó cách thoải mái và tự tin nhất.
Nhiều công ty không nhận các sinh viên quốc tế
Có một vài sinh viên quốc tế đã mất rất nhiều thời gian để gửi hồ sơ vào tập đoàn không bao giờ tuyển sinh viên quốc tế, nhất là vị trí thực tập sinh. Hỏi nhà tuyển dụng hay tìm hiểu trước các vị trí bạn ứng tuyển có bảo lãnh giấy thị thực (visa) cho các sinh viên quốc tế không sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian hiệu quả.
Khác biệt văn hóa
Ngoài kỹ năng chuyên ngành, nhà tuyển dụng tại Mỹ còn yêu cầu các ứng viên thích ứng được văn hóa làm việc. Song điều đó lại không hề dễ dàng với các sinh viên quốc tế. Nếu như các ứng viên cảm thấy không thoải mái với cuộc trò chuyện hay đối thoại chủ đề bất kỳ hay là không thể hiện mình xứng đáng vị trí công việc, bị đơ khi nghe nhiều câu phỏng vấn thì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không tuyển bạn.
Để có thể vượt qua các thử thách đó, ứng viên nên dành thời gian để tìm hiểu để có thể biết thêm văn hóa giao tiếp. Bên cạnh đó, mọi người hãy luyện tập phỏng vấn để có thể tự tin trả lời câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra.
Kinh nghiệm đánh giá cao hơn cả điểm số
Có không ít các sinh viên quốc tế tại Mỹ cho rằng, GPA tốt có thể thuyết phục được các nhà tuyển dụng. Nhưng theo như Dương, tại thị trường Mỹ, nhà tuyển dụng lại đánh giá các kinh nghiệm cao hơn. Anh đã đưa ra dẫn chứng và phân tích của mình, nhà tuyển dụng không bỏ qua ứng viên thông minh, sở hữu điểm GPA cao nhưng họ vẫn muốn tìm người có nhiều kinh nghiệm, kiểm tra được độ phù hợp.
Kinh nghiệm cần liên quan tới kỹ năng, kiến thức từ chuyên ngành, phù hợp với vị trí mà ứng viên đã ứng tuyển. Vì thế, nếu như các sinh viên chưa có sự chuẩn bị thì việc xin việc sẽ rất khó. Linh Dương cho biết, các du học sinh nên làm việc ngay từ năm nhất và năm 2 đại học với các công việc thực tập, tại công ty vừa hay nhỏ tại Mỹ để có kinh nghiệm tốt trước khi ra trường.
Nguồn: Tổng hợp