5 điều các sinh viên quốc tế cần nghĩ tới trước khi đi du học
Related Posts
St. John’s University – Đại học St. John’s
Đại học St. John’s là một trường đại học tư thục, Thiên chúa giáo ở thành phố New York, nổi tiếng bởi sự đa dạng trong tất cả các hoạt động. St. John’s là nơi mà hàng ngàn sinh viên quốc tế đến từ 123 quốc gia trên khắp thế giới đang theo học.
Với ba vị trí đắc địa gần khu Manhattan, một trung tâm văn hoá, kinh tế và kinh doanh. Sinh viên có thể chọn từ hơn 100 bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ theo 7 phân loại riêng biệt.
Chương trình Học bổng Chương trình Đại học cho Sinh viên Quốc tế
Đại học St. John’s xếp hạng thứ nhất trong các trường Thiên chúa giáo tại Mỹ bởi nguồn tài chính hào phóng cho sinh viên quốc tế, được bầu chọn bởi trang Big Future của College Board. Đại học này cung cấp những học bổng giá trị nhưng không yêu cầu thêm về quá trình nộp đơn. Giá trị học bổng từ $5.500 mỗi năm tới toàn bộ học phí trong 4 năm đối với chương trình Đại học toàn thời gian. Các cơ hội bao gồm Học bổng Chủ tịch, Học bổng Hiệu trưởng, Học bổng Học thuật Xuất sắc, Học bổng St. Vincent de Paul, Giải thưởng Thành công Sinh viên, Giải thưởng Lời hứa Đại học, Giải thưởng Thành tựu Học thuật.
Các học bổng khác dành cho sinh viên quốc tế có giá trị từ $2.500 – $10.000 mỗi năm trong 4 năm học liên tục cho chương trình Đại học toàn thời gian và bao gồm Chương trình Học giả Thiên chúa giáo, Chương trình Học giả Ozanam và Học bổng Trường Thiên chúa giáo.
Tại sao nên chọn du học Mỹ tại đại học St. John University:
– Nhiều cơ sở phân hiệu ở New York và quốc tế tại Paris và Rome
– Năm đại học thành viên đào tạo nhiều chương trình đại học được kiểm định
– Sinh viên quốc tế thuộc 120 quốc gia tạo trải nghiệm học tập đa văn hóa
– Tỉ lệ sinh viên/giảng viên là 17:1, quy mô lớp nhỏ để tăng cường trải nghiệm học tập
– Cơ sở vật chất và ký túc xá hiện đại phục vụ học tập
– Cơ hội thực tập tại các công ty hàng đầu
– Học bổng dành cho sinh viên xứng đáng
– Chú trọng mạnh đến thể dục thể thao
Đầu ra Việc làm:
Dịch vụ việc làm là trọng tâm của giáo dục St. John’s và mạng lưới cựu sinh viên rộng lớn cung cấp những cơ hội nghề nghiệp và thực tập rộng rãi tại những công ty hàng đầu trên toàn thế giới. Những sinh viên đã tốt nghiệp với kiến thức, sự chuẩn bị và kinh nghiệm đều thành công trong những lĩnh vực mà họ chọn. 94.1% sinh viên tốt nghiệp vào năm 2015 được tuyển dụng hoặc đăng kí vào các chương trình chứng chỉ cao hơn trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp.
Sự Chuyển tiếp đến Mỹ:
Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên Năm Nhất được lập ra nhằm thực hiện cam kết của Đại học St. John’s trong việc cố vấn và hướng dẫn sinh viên năm nhất đến từ khắp thế giới trong việc chuyển tiếp việc học từ bậc trung học phổ thông lên Đại học. Nhiệm vụ của chúng tôi là chào đón từng sinh viên đến với cộng đồng St. John’s và hỗ trợ toàn bộ sự chuyển tiếp, thích nghi và hoà nhập vào môi trường đại học tại thành phố New York.
Ngoài ra, St. John’s có hơn 180 tổ chức sinh viên, thể hiện sự đa dạng về văn hoá và giáo dục của trường Đại học. Sinh viên được khuyến khích trong việc tham gia và phát triển các hoạt động có tính chất xã hội với những sinh viên có cùng sở thích. Hơn nữa, những khu vực dân cư lân cận gần khuôn viên trường cũng cung cấp về nhà ở cho sinh viên đến từ khắp thế giới.
Quá trình nhập học:
Một đơn nhập học hoàn thiện của sinh viên năm nhất phải bao gồm bảng điểm trung học phổ thông bản chính (bản gốc và bản dịch tiếng Anh chính thức), những kì thi quốc gia (nếu có, bao gồm CXC, WAEC, O-levels, IGCSE), TOEFL/IELTS (yêu cầu đối với sinh viên từ các nước không sử dụng tiếng Anh và/hoặc là không/sẽ không nộp điểm SAT/ACT) và điểm SAT/ACT (không yêu cầu nếu sinh viên không đến từ nước có sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ và/hoặc là nộp đơn cho chương trình Dược sĩ, Khoa học Thống kê, Quản trị Rủi ro, Bệnh lí Ngôn ngữ lời nói, cũng yêu cầu những học bổng học thuật). Những sinh viên không nộp điểm SAT, ACT, TOEFL hoặc IELTS sẽ tự động được xem xét nhập học Chương trình tiếng Anh chuyên sâu.
Để tìm hiểu thêm thông tin về trường, điều kiện và thủ tục nhập học cũng như tận hưởng những ưu đãi như miễn lệ phí ghi danh danh cho sinh viên quốc tế, đăng kí tại đây để được hỗ trợ trực tiếp bởi chuyên viên tư vấn.
Đại học Mỹ yêu cầu hồ sơ đi du học có gì?
Bảng điểm, chứng chỉ tiếng Anh, thư giới thiệu, cam kết về tài chính, bài luận… đều là những thứ quan trọng và cần thiết trong bộ hồ sơ đi du học Mỹ hiện nay.
Hồ sơ đi du học Mỹ gồm có những giấy tờ gì?
Theo như cuốn sách “Vì sao đi du học ở Mỹ”, tùy theo trường đại học mà các ứng viên sẽ phải chuẩn bị các giấy tờ như thư giới thiệu, bảng điểm, chứng chỉ tiếng Anh, bài luận….
Thư giới thiệu
Thư giới thiệu cũng là thứ cần thiết trong hồ sơ đi du học ở Mỹ. Ứng viên cần nộp tối thiểu 2 thư giới thiệu. Người viết thư giới thiệu cần có khả năng viết công việc của bạn, đánh giá về tiềm năng bạn học tập tốt tại trường. Ông David – đại diện tuyển sinh trường Học viện công nghệ Rochester ở New York cho biết bức thư mà người viết cần làm nổi bật điểm mạnh của học sinh tại trường trung học phổ thông sẽ tạo ra ấn tượng rất lớn đối với hội đồng tuyển sinh.
Bảng điểm
Bảng điểm bao gồm các thông tin liên quan tới môn học THPT, đại học hoặc cao đẳng, thời gian học và điểm của từng môn đó. Ở Triển lãm đi du học Mỹ năm 2022 tại Hà Nội vào tháng 10 vừa qua, đại diện tuyển sinh trường Học viện công nghệ Rochester ở New York cho biết, bảng điểm giúp cho hội đồng tuyển sinh biết được năng lực về học tập cũng như điểm mạnh của các ứng viên.
Bài luận
Trong hồ sơ xin đi du học Mỹ chỉ có bảng điểm chưa đủ. Con số này chưa thể hiện hết được con người của ứng viên. Do đó, đại học đang muốn tìm hiểu các ứng viên tương lai qua các bài luận sau đại học và Đại học. Qua bài luận, cán bộ tuyển sinh dễ dàng đánh giá kỹ năng viết, khả năng tổ chức, học thuật, lý do nộp vào trường cùng với lý do chọn ngành học.
Nhiều trường học thiết kế các câu hỏi bài luận để có thể đánh giá các thí sinh có phẩm chất mà trường đang tìm kiếm không. Với chương trình học sau đại học, bài luận này giúp cho hội đồng tuyển sinh dễ dàng đánh giá được mức độ phù hợp giữa các thí sinh với trường, khoa hay không. Ứng viên khuyên viết bài luận súc tích, mạch lạc, có tính thuyết phục và thể hiện được quan điểm cũng như nguyện vọng rõ ràng.
Bài thi chuẩn hóa
Tới từ các nước không nói tiếng Anh, các du học sinh sẽ được yêu cầu chứng minh về năng lực tiếng Anh để có thể học tập được ở Mỹ. Trong buổi triển lãm đi du học Mỹ, Học viện Công nghệ Rochester đã cho biết, các trường ở Mỹ yêu cầu IELTS ít nhất 6.5, TOEFL iBT 79, TOEFL 550….
Ngoài ra, có nhiều trường đại học còn chấp nhận điểm của bài thi Duolingo. Một vài trường yêu cầu về điểm thi SAT hoặc ACT. Mục đích bài thi này là đánh giá khả năng và mức độ sẵn sàng vào đại học của các ứng viên. Bài thi xét với nhiều tài liệu khác nộp cùng.
Xác nhận tài chính
Hầu hết trong hồ sơ tuyển sinh của nhiều trường đại học ở Mỹ còn yêu cầu bảng khai và xác nhận tài chính hay Bản cam kết tài trợ. Người bảo trợ hoặc bố mẹ cần phải ký vào loại giấy đó. Tiếp đó là lấy xác thực từ phía luật sư, ngân hàng. Nếu như bạn định nộp đơn xin hỗ trợ, bạn cần phải điền, nộp vài biểu mẫu mà các trường dùng để có thể xác định được nhu cầu tài chính.
Hoạt động ngoại khóa
Bên cạnh học thuật, trường còn biết ứng viên qua hoạt động ngoại khóa. Hầu hết mọi thứ mà bạn làm ở ngoài đều có tính chất là hoạt động ngoại khóa. Có nhiều trường đại học không quan tâm tới hoạt động cụ thể nào mà chỉ biết bạn làm việc gì trong đó, có thành tích thế nào.
Trên đây là các giấy tờ liên quan tới hồ sơ du học Mỹ. Các bạn cần nắm rõ để có thể chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nhất.