Bí quyết giúp bạn viết thư xin việc khi đi du học

0
Share
Đa số du học sinh muốn tìm kiếm công việc làm thêm khi đi du học là cơ hội để bạn tích lũy kinh nghiệm cũng như nâng cao khả năng giao tiếp. Dưới đây là những cách giúp bạn viết thư xin việc thu hút nhà tuyển dụng và có một cuộc hẹn phỏng vấn và bắt đầu trên con đường giành lấy công việc đó.

Kết cấu một bức thư xin việc “chuẩn, rõ ràng, mạch lạc”

Việc viết một lá thư không phải là quá khó nhưng làm sao để đạt được ấn tượng đầu tiên lá thư lại là đều không hề đơn giản. Dù bạn muốn sáng tạo thế nào đi chăng nữa thì một lá thư xin việc cũng cần những nội dung sau đây:

  • Lời chào: phần đầu tiên của bản CV sẽ chỉ ra những giá trị nào mà bạn sẽ mang lại cho nhà tuyển dụng. Tiêu đề và phần tóm tắt có thể được sử dụng để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng bằng cách nhấn mạnh những thành tích xuất sắc, kinh nghiệm, chuyên môn và các tiêu chuẩn về nghề nghiệp của bạn
  • Đoạn đầu: thông thường nhiều bạn sẽ dành phần đầu tiên để giới thiệu tên tuổi cũng như vị trí mà bạn ứng tuyển, điều này sẽ là rất lãng phí. Có rất nhiều người cũng muốn tìm kiếm việc làm thêm khi đi du học như bạn, vậy bạn hãy đừng mắc sai lầm như họ. Hãy chinh phục các nhà tuyển dụng ngay từ những câu chữ đầu tiên này. Hãy đưa những điều tốt nhất của bản thân lên đầu để tạo ra sự ấn tượng và để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn rất mong muốn và hoàn toàn phù hợp vị trí đó. Ấn tượng đầu tiên sẽ có thể giúp bạn thành công nhưng cũng có thể khiến bạn thất bại ngay lập tức.
  • Đoạn thứ hai: bạn hãy khẳng định những điều đặc biệt ở bản thân mình với nhà tuyển dụng và giờ là lúc bạn chứng minh điều đó với họ. Hãy thể hiện cho họ thấy tất cả những kĩ năng, chuyên môn và thành tích nổi bật của bạn bằng một câu chuyện gì đó chẳng hạn; đừng lặp lại y nguyên nội dung như trong CV bạn đã viết. Thay vì những từ ngữ cô đọng như trong CV bây giờ là lúc bạn thoải mái sử dụng giọng văn thân thiện, gần gũi nhưng chất chưa đầy nhiệt huyết của bạn để thể hiện “ cá tính” của mình. Tuy nhiên cũng cần khiêm tốn, không được quá tự cao về bản thân vì điều đó có thể gây hại cho bạn.
  • Đoạn thứ ba: hãy cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn hiểu về họ về vị trí tuyển dụng như thế nào. Việc này không hề khó vì bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm thông tin trên internet nhưng hãy lưu ý rằng đừng để họ đánh giá bạn đang copy những nội dụng đã có sẵn.
  • Đoạn kết: hãy tóm gọn lại lý do vì sao bạn và công việc này liên kết với nhau trong khoảng vài câu nên được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu.
  • Kết thư: là nơi thể hiện với nhà tuyển dụng bạn rất mong muốn được nói thêm về bản thân mình trong buổi phỏng vấn sắp tới và bạn đừng quên ghi tên mình cuôi bức thư sau từ “trân trọng”.

Điều cần lưu ý khi viết thư xin việc:

  • Không nên viết quá 3 đoạn trong phần thân của bức thư
  • Mỗi đoạn không nên viết quá dài chỉ cần từ 3-5 câu là đủ.
  • Nên copy nội dung thư xin việc vào ngay phần nội dung email để nhà tuyển dụng dễ dàng đọc được ngay khi mở thư của bạn.
  • Hãy kiểm tra thật kỹ từ lỗi chính tả, lỗi diễn đạt cho tới nội dung bức thư toàn bộ sự nghiệp của bạn thành bại bước đầu là từ chính bức thư này đó.
Mỗi ngày có hàng nghìn nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên cho vị trí công việc của họ. Nếu bạn dành thời gian để hoàn thiện bản CV, bạn sẽ có nhiều cơ hội được tuyển dụng hơn. Hãy bắt đầu việc đó ngay từ hôm nay.
Related Posts